Nhận định, soi kèo FCSB vs PAOK, 0h45 ngày 21/2: Quyền tự quyết
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Chadormalou vs Esteghlal Khuzestan, 19h30 ngày 20/2: Khách thất thế -
EURO 2016 qua góc nhìn 'Việt Nam quê hương tôi' trên FacebookTrên các cộng đồng bóng đá Facebook có không ít các bức ảnh chế về EURO 2016 qua góc nhìn rất... Việt Nam, rất thân thương và gần gũi với cuộc sống bộn bề hàng ngày. ICTnews sẽ điểm qua một vài ảnh dưới đây.
"> -
Sai lầm khiến người nổi tiếng mất tài khoản MXHCác tài khoản Twitter và Pinterest của "ông chủ" Facebook Mark Zuckerberg đã bị hack hôm 5/6. Ảnh: BI
Trong vài tuần trở lại đây, tài khoản của rất nhiều nhân vật nổi tiếng trên các mạng xã hội đã bị hacker tấn công, từ CEO Facebook Mark Zuckerberg cho tới nam rapper Drake. Và thủ phạm tiếp tay cho hacker dường như là các mật mã tái sử dụng.
Hàng loạt vụ tấn công như trên đã xảy ra cách đây nhiều năm, nhưng chỉ vừa được phanh phui mới đây với các sự cố liên quan đến MySpace, LinkedIn hay Twitter.
Tháng 6/2013, mạng xã hội MySpace bị xâm nhập và 360 triệu tài khoản người dùng bị rò rỉ thông tin. Số dữ liệu ấy dường như được rao bán trực tuyến vào tháng 5 năm nay. Tương tự, LinkedIn bị hacker viếng thăm từ năm 2012 và đánh cắp thông tin 167 triệu tài khoản người dùng. Chúng ta chỉ biết được quy mô của sự cố này hồi tháng trước, khi bọn tội phạm công nghệ cao công khai cơ sở dữ liệu ấy.
Trong cả 2 vụ nói trên, các mật khẩu của người dùng đều đã được chuyển thành mật mã, nhưng không theo cách làm vững mạnh chúng. Nó đồng nghĩa, tội phạm công nghệ cao có thể phá vỡ và tìm ra các mật mã. Vì vậy, chúng ta đang chứng kiến một làn sóng tấn công hiểm độc, cố tình chiếm quyền kiểm soát tài khoản cá nhân của các ngôi sao giải trí và những nhân vật công chúng nổi tiếng.
Chẳng hạn như, các tài khoản Twitter và Pinterest của "ông chủ" Facebook Mark Zuckerberg đã bị hack hôm 5/6. Các hacker tự nhận là nhóm OurMine, tiết lộ đã phát hiện thông tin đăng nhập của Zuckerberg trong khi xâm nhập vào LinkedIn. Mật khẩu các tài khoản cá nhân của Zuckerberg là "dadada".
Trong khi đó, chàng ca sĩ Drake đã trở thành nạn nhân trong một vụ hack trên MySpace. Hacker có biệt danh Aiden tuyên bố trên trang Gizmodo rằng, anh ta đã phát hiện ra mật khẩu tài khoản của rapper nổi tiếng trong kho dữ liệu vứt bỏ của MySpace và thay đổi duy nhất ở mật khẩu là vị trí viết hoa khác.
Nghệ sĩ nhạc dance Deadmau5 cũng trở thành nạn nhân của nhóm OurMine khi bị chúng chiếm mất tài khoản trên SoundCloud. Và Katy Perry, ca sĩ có nhiều người theo dõi nhất trên Twitter, cũng bị hack tài khoản cá nhân trên mạng xã hội này. Các hacker, trong đó có một nhóm tự xưng là OTP, thậm chí còn giả mạo cô gửi đi hàng loạt thông điệp phân biệt chủng tộc và gièm pha người đồng tính cũng như làm rò rỉ ca khúc chưa phát hành, nhan đề Witness 1.3 của cô.
Còn rất nhiều vụ tấn công kiểu này nhắm vào những người nổi tiếng. Dù chưa được xác thực, nhưng việc tái sử dụng cùng một mật khẩu nhiều lần nhiều khả năng là nguyên nhân khiến họ mất tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội như LinkedIn, MySpace hay Twitter.
Một mật khẩu được tái dùng cho nhiều tài khoản, trang web và dịch vụ là nguyên nhân khiến nhiều ngôi sao giải trí và nhân vật nổi tiếng bị hacker tấn công. Ảnh: Techcrunch May mắn là, các vụ tấn công như vậy nhìn chung tương đối vô hại. Các hacker thường chỉ giả danh cho đăng tải những lời hô hào trước bản thân và bạn bè hay sử dụng ngôn ngữ đồ họa. Twitter và các trang khác có thể xóa bỏ hành động gây hại và khôi phục tài khoản về đúng chủ hợp pháp của chúng.
Song, điều đáng lo ngại hơn là, liệu còn có những chiêu xâm nhập nào khác mà hacker đang sử dụng và công chúng không thể biết? Nếu ai đó từng dùng lại mật khẩu hơn một lần, họ nhiều khả năng tái sử dụng nó nhiều lần, đồng nghĩa với các tài khoản nhạy cảm hơn như địa chỉ email, các dịch vụ lưu trữ đám mây cũng có nguy cơ bị đột nhập.
Quay trở lại năm 2014, hàng trăm bức ảnh khỏa thân riêng tư của hàng chục ngôi sao giải trí nữ đã bị rò rỉ trên mạng. Chúng được tin là bị hacker đánh cắp từ các tài khoản iCloud của các nạn nhân. Các bãi rác dữ liệu của MySpace, LinkedIn hoặc Twitter có thể giúp bọn tội phạm công nghệ cao đánh cắp dữ liệu cá nhân của người nổi tiếng cũng như thường dân một lần nữa.
Twitter hiện đã lên tiếng khuyến cáo người dùng nên sử dụng mật khẩu "mạnh", "độc" cho tài khoản cá nhân trên mạng xã hội này. Twitter cũng chỉ dẫn người dùng tìm đọc và áp dụng các mẹo bảo mật hơn trên trung tâm hỗ trợ của mình, đồng thời "tìm cách giúp bảo vệ các tài khoản, thông qua kiểm tra đối chiếu dữ liệu với những gì đã được chia sẻ trong các vụ rò rỉ mật khẩu khác gần đây".
Các chuyên gia khuyến nghị, bạn nên sử dụng một mật khẩu mạnh, khác biệt cho mỗi ứng dụng, trang web và dịch vụ mình đăng ký, đồng thời kiểm soát chúng bằng một ứng dụng quản lý mật khẩu nếu cần. Bạn cũng nên sử dụng quá trình xác thực 2 yếu tố, để việc biết mình mật khẩu sẽ không đủ để xâm nhập vào một tài khoản. Nếu không áp dụng những biện pháp bảo mật như thế này, việc tái dùng cùng một mật khẩu ngày nào đó có thể gây hại cho bạn như những gì một số nhân vật nổi tiếng đang phải hứng chịu hiện nay.
"> -
Tại sao Apple đánh mất sự đơn giản vốn có?Có một điều chắc chắn rằng khi Apple cho ra mắt nhiều sản phẩm, nhiều phần mềm hơn cũng đồng nghĩa sẽ nảy sinh hàng loạt vấn đề mới.
Đồng hồ thông minh Apple Watch có thể có (hoặc không) thành công, nhưng liệu người dùng hứng thú với một sản phẩm được tạo ra chỉ để dành cho một số bộ phận cảm thấy sang chảnh hơn khi đeo nó?
Và ngay cả Apple Music từng làm mưa làm gió khi mới ra mắt, nhưng sức hút đó đã dần biến mất hay chỉ vì nó không thực sự có cái "chất" riêng giống như nhiều sản phẩm khác?
Ken Segall, một trong những nhà chiến lược marketing của Apple, người đã sáng tạo ra biểu tượng "Think Different", bày tỏ trên tờ Guardian một số nhận định rất xác đáng về Apple ở thời điểm này.
"Càng ngày càng có nhiều người tin rằng Apple của Tim Cook không đơn giản như Apple dưới thời Steve Jobs lãnh đạo", ông nói. "Họ thấy phức tạp ngay từ việc phát triển các dòng sản phẩm, sự khó hiểu trong cách đặt tên hay thậm chí trong chính bản thân các sản phẩm ấy".
Ông Segall nhận định từ những tín hiệu của người tiêu dùng đối với iPhone 6S cho thấy đây là một sản phẩm "thất bại" của Apple. Dù đã có một số tiến bộ về mặt công nghệ như Touch ID nhưng người sử dụng vẫn chỉ coi 6S như là phiên bản được xào xáo lại từ mẫu iPhone 6 trước đó.
Điều này đã làm cho việc tiếp thị gặp nhiều khó khăn hơn. Dù dòng S được Steve Jobs tạo ra nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động tiêu thụ nhưng chính vì thế đã khiến iPhone mất dần tính sáng tạo vốn có.
Lời giải thích đơn giản nhất dành cho mọi rắc rối mà nhà Táo đang gặp phải: Apple bây giờ đã lớn mạnh và phức tạp hơn nhiều so với Apple trong quá khứ.
Apple không thể là Apple của ngày hôm qua. Hãng phải tìm lối đi cho chính mình. Và Apple lựa chọn việc mở rộng dịch vụ tới nhiều quốc gia, theo nhiều cách khác nhau để giải quyết khó khăn đang gặp phải.
Vì lẽ đó, Apple sẽ cần một CEO có kỹ năng quản lý và tổ chức tốt hơn là CEO chỉ biết truyền cảm hứng.
Hơn nữa, linh hồn của Apple nằm ở phần cứng. Khi điện thoại ngày càng trở nên gần gũi hơn, thì càng có nhiều thách thức trong việc viết ra các phần mềm đơn giản và hoàn hảo. Apple hoàn toàn không giải quyết được vấn đề này với minh chứng rõ ràng nhất chính là Apple Music.
Mặc dù có nhiều tin đồn cho rằng các kỹ sư của Apple hiện nay vẫn đang chuyên tâm vào phần cứng hơn là phần mềm nhưng các tiện ích mới là điều đáng bàn vì chúng mang tính thực tế cao. Trong khi đó, phần mềm chỉ mang tính lý thuyết, là một icon không hơn không kém.
Một điều kỳ lạ là Apple đã tạo dựng được các nét đặc trưng dựa trên quan điểm "mọi thứ đơn giản là hoạt động tốt", nay lại phải đối mặt với việc cố gắng nhắc nhở mọi người rằng chân lý trên vẫn hoàn toàn đúng. Và điều này lại xảy ra vào đúng thời điểm cuộc sống của con người ngày càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Ken Segall đã tạo ra tình huống trong đó khách hàng hoàn toàn thích thú với thiết kế đã khiến họ không phải đắn đo về những điều khác. Nhưng có vẻ như nó như không còn đúng vào thời điểm này nữa. Dù điều đó cũng không có nghĩa là mọi thứ đang dần trở nên tồi tệ hơn.
Như ông Segall nói không một thương hiệu nào có thể ăn cắp được tính đơn giản trong thiết kế của Apple. Ví dụ như Google chẳng hạn, từng gây thất vọng vì những phần mềm giống hệt nhau chạy trên mọi chiếc điện thoại Android và được xem như là điều hổ thẹn cho các nhà sản xuất.
Thế nhưng, theo chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ được công bố gần đây Samsung Galaxy Note 5 mới thực sự là chiếc điện thoại khiến khách hàng yêu thích nhất chứ không phải là iPhone.
Vậy nếu có một thương hiệu từng cố gắng đuổi theo Apple nay bỗng dưng trở nên đơn giản hơn, nhiều người sẽ quay lại ủng hộ thương hiệu đó?
Điều gì sẽ xảy ra nếu một thương hiệu khác lại thành công hơn Apple? Thương hiệu đó chắc chắn sẽ lớn mạnh hơn và có nhiều tham vọng hơn. Khi điều đó xảy tới, sự đơn giản cũng dần biến mất. Và sau tất cả mọi chuyện lại rơi vào trạng thái phức tạp, thế thôi!
">